KẾ HOẠCH Về việc thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư khoá XII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Tên file: KẾ_HOẠCH_Về_việc_thực_hiện_Chỉ_thị_23_3-2.doc
Tải về

KẾ HOẠCH

Về việc thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư khoá XII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-SGDĐT ngày 04/01/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư khoá XII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trường Tiểu học Mỹ Phú xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  1. Mục đích

– Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh nhận thức ngày càng sâu sắc về nội dung, giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đưa việc học tập và làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cơ quan, đơn vị và bản thân cán bộ, công chức, viên chức, học sinh.

– Góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

  1. Yêu cầu

– Triển khai nghiêm túc và có hiệu quả, bám sát các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị số 23-CT/TW, căn cứ đặc điểm tình hình và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch thực hiện. Định kỳ sơ kết, tổng kết và nhân rộng những mô hình hay, cách làm thiết thực, hiệu quả.

– Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương châm cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại; Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác và thường xuyên của cơ quan, đơn vị trường học; trước hết là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Đoàn viên và Đội viên; đồng thời đề ra các giải pháp phòng, chống có hiệu quả các nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

II. NỘI DUNG

  1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện

Hiệu trưởng đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy định số 285-QĐ-TW ngày 25/4/2015 của Bộ Chính trị Khoá XI về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước, khuyến khích sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị; bám sát Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị khoá XI về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030.

– Việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải gắn với hoạt động thực tiễn địa phương, đơn vị, phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đơn vị và nhiệm vụ giáo dục của ngành; phát động các phong trào thi đua viết sáng kiến, đề tài nghiên cứu, quan tâm đầu tư kinh phí và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài, đề án tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phục vụ trực tiếp nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị; ưu tiên các chương trình, đề tài nghiên cứu bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các đề tài nghiên cứu góp phần tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.

-Tiếp tục rà soát, xây dựng, công bố và tổ chức thực hiện các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, văn hóa ứng xử trong trường học, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ, tổ chức học tập các chuyên đề về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đoàn viên thanh niên.

– Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc học tập, làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; gắn việc học tập và làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả giáo dục; duy trì, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự hài lòng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ sở giáo dục, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện nghiêm công văn số 1464/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 05/4/2016 về tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo, Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 về việc tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Quy định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo; các quy tắc ứng xử trong trường học, quy chế làm việc của cơ quan đơn vị, Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”.

  1. Học tập lý luận chính trị

– Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị, nhất là cán bộ, đảng viên trẻ. Cán bộ, đảng viên chủ động xây dựng kế hoạch tự học tập lý luận chính trị để nâng cao trình độ lý luận và năng lực công tác thực tiễn.

– Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp học tập, giảng dạy tích hợp giáo dục liên hệ với thực tiễn địa phương, để nâng cao chất lượng, hiệu quả  giảng dạy

– Đề ra giải pháp phát động và động viên cán bộ, công chức, viên tham gia học tập làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ động, phối hợp với địa phương với các cơ quan đảng, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện với những hình thức và nội dung phù hợp, gắn với từng nhóm đối tượng, đặc biệt quan tâm đến công tác chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.

  1. Công tác tuyên truyền

– Thường xuyên bám sát các nhiệm vụ, kịp thời định hướng tuyên truyền những giá trị, nội dung cơ bản, cốt lõi, những nội dung được Đảng vận dụng, phát triển để thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị.

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, tập trung vào ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nội dung cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những vấn đề Đảng ta vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay… góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong đơn vị.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, thanh niên và học sinh bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực như: Tổ chức diễn đàn, toạ đàm, thi trắc nghiệm; xây dựng, vận hành và phát triển các ứng dụng trên mạng xã hội, các thiết bị di động thông minh… Nhằm nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần đấu tranh, phản bác thông tin quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận giá trị lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

  1. Công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

– Đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, giải quyết dứt điểm những vụ việc nổi cộm, bức xúc ở đơn vị. Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời xây dựng phương án, triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái một cách kịp thời, theo đúng định hướng của Đảng, đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ, vững vàng về quan điểm chính trị, sâu sắc về lý luận khoa học, sắc bén trong phương pháp và đạt hiệu quả cao.

– Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tường, văn hóa; nghiêm túc tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật về nội dung và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng tăng hàm lượng khoa học, tăng độ sâu lý luận, cập nhật thông tin, luận cứ, luận chứng sắc bén, có lý, có tình, có sức thuyết phục cao.

– Tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy sáng kiến, tính tích cực và những đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết lên án và đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện lợi dụng dân chủ để lôi kéo, kích động quần chúng tuyên truyền xuyên tạc, gây chia rẻ và làm mất ổn định ở địa phương, đơn vị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Căn cứ Kế hoạch này đề nghị cán bộ, công chức, viên chức đẩy mạnh việc tự nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xác định và tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, nổi cộm nảy sinh nhất là những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo và người lao động tại đơn vị; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện học tập và làm theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Báo cáo định kỳ kết quả việc thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo qua bộ phận Văn phòng trước ngày 25 tháng 11 hàng năm ./.