KẾ HOẠCH Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020 của Trường Tiểu học Mỹ Phú

KẾ HOẠCH

Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh

đến năm 2020 của Trường Tiểu học Mỹ Phú

 

 

Thực hiện Kế hoạch số 1187/KH-PGDĐT ngày 1/11/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thủ Thừa về việc “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”, Trường Tiểu học Mỹ Phú xây dựng Kế hoạch Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và học sinh (CB, CC, VC, NV và HS) trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật. Phòng ngừa hiệu quả, làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

  1. Mục tiêu cụ thể
  2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và học sinh về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong học sinh.
  3. Tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và văn hóa ứng xử cho đội ngũ CB, CC, VC, NV và HS.
  4. Giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật trong học sinh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

  1. Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng chống hành vi vi phạm pháp luật trong HS.

a. Nội dung tuyên truyền

– Trách nhiệm của đội ngũ CB, CC, VC, NV và HS trong trường học, gia đình học sinh và cộng đồng trong việc phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, tố giác tội phạm và hành vi, vi phạm pháp luật.

– Hậu quả, ảnh hưởng, biện pháp phòng ngừa hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật thường xảy ra trong HS.

– Các quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm; các quy chế, quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội khác trong HS.

– Biện pháp phòng, chống những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với HS.

b. Hình thức tuyên truyền

– Lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm với các nội dung tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông, phòng, chống bạo lực học đường, phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

– Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể của HS.

– Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động văn nghệ, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hóa, vẽ tranh, áp phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm về đề tài phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong HS.

– Xây dựng tài liệu truyền thông dành cho đội ngũ CB, CC, VC, NV và HS trong trường học và gia đình học sinh về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong HS.

– Xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong HS đăng tải trên website, cổng thông tin điện tử của trường.

– Tổ chức cho HS tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục an toàn giao thông.

– Tổ chức tuyên truyền, giáo dục đội ngũ CB, CC, VC, NV và HS thông qua hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

  1. Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục đối với học sinh
  2. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục các môn học phù hợp với từng nội dung bài học.
  3. Xây dựng và thực hiện chương trình, tài liệu giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa dành cho HS.
  4. Nâng cao năng lực của đội ngũ CB, CC, VC, NV và HS trong việc tổ chức phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật
  5. Tham gia các lớp tập huấn và tập huấn lại cho đội ngũ CB, CC, VC về giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong HS.
  6. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong HS cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, học sinh xung kích, tình nguyện.
  7. Phối hợp giữa trường học, gia đình và các cơ quan ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh.
  8. Tăng cường phối hợp giữa trường học và gia đình học sinh trong công tác quản lý, giáo dục học sinh không phạm tội, vi phạm pháp luật, đặc biệt quan tâm đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; kết hợp chặt chẽ với các hoạt động triển khai Đề án “Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
  9. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA- BGDĐT ngày 28/8/2015 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Phối hợp với Công an xã thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và nhân rộng mô hình liên kết giữa trường học với công an địa phương.
  10. Phối hợp với công an địa phương tổ chức các mô hình Câu lạc bộ phòng, ngừa tội phạm ở các trường học có đủ điều kiện nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, tham gia phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ từ gia đình, cộng đồng dân cư và trường học. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để thực hiện mô hình Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả trong trường học.
  11. Tăng cường phối hợp giữa trường học, gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, không phạm tội, vi phạm pháp luật, đặc biệt quan tâm đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có người phạm tội.
  12. Có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể của địa phương và gia đình học sinh trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong HS.
  13. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý học sinh, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật
  14. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin học sinh phục vụ công tác thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến học sinh.
  15. Xây dựng tài liệu, tuyên truyền trên hệ thống thông tin điện tử về các loại hình tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao để đội ngũ CB, CC, VC, NV và HS trong trường, gia đình học sinh khai thác, phòng ngừa.
  16. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý học sinh, sinh viên, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống tệ nạn xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
  17. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về quản lý học sinh phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong các trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
  18. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật đối với các trường học và học sinh. Thiết lập kênh thông tin và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất giữa các trường học với cơ quan công an địa phương; giữa trường học với các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

-Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ vào ngày 15/5 và 15/11 hàng năm.

– Tổ chức sơ kết Kế hoạch “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020” vào cuối năm 2019.

– Tổ chức tổng kết Kế hoạch “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020” vào cuối năm 2020.

Trên đây là Kế hoạch “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020” của Trường Tiểu học Mỹ Phú. Đề nghị Các bộ phân nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, báo cáo lãnh đạo nhà trường hỗ trợ./.