KẾ HOẠCH Thực hiện công tác phòng chống tác hại thuốc lá năm 2019

Tên file: kh_phong-chong-thuoc-la.doc
Tải về

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác phòng chống tác hại thuốc lá năm 2019

Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) năm 2012; Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia PCTHTL đến năm 2020; Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc tăng cường thực hiện PCTHTL và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành GD; Thực hiện Kế hoạch số 316/KH-SGDĐT ngày 12 tháng 02 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An (GD&ĐT) về Thực hiện công tác phòng chống tác hại thuốc lá năm 2019, Trường Tiểu học Mỹ Phú xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2019 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, và nhân dân về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc; các quy định của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, và nhân dân khi tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

  1. Mục tiêu cụ thể

– Đơn vị có thành lập Ban chỉ đạo PCTHTL.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá; tăng cường lồng ghép nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

– 100% cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh được truyền thông giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá.

– Tổ chức treo pano, bảng… tuyên truyền PCTHTL.

– Trường học thực hiện treo bản ”Ngôi trường không khói thuốc” trước cổng trường; thực hiện ”Không khói thuốc” trong khuôn viên đơn vị; có bảng quy định cấm hút thuốc lá.

  1. Yêu cầu

– Đưa hoạt động PCTHTL lồng ghép vào kế hoạch hoạt động năm của đon vị và xem là một hoạt động thường xuyên hàng tháng, hàng tuần.

– Tiếp tục duy trì thực hiện mô hình môi trường không khói thuốc; nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá và phổ biến Luật PCTHTL cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong toàn đơn vị.

– Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức, đoàn thể  tại địa phương tuyên truyền, vận động cha mẹ, người thân gương mẫu không hút thuốc lá.

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động PCTHTL.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

  1. Công tác tổ chức

– Kiện toàn Ban chỉ đạo PCTHTL của đơn vị, trong đó có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia.

– Ban chỉ đạo PCTHTL cần xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, định kỳ tổ chức sinh hoạt, giao ban các thành viên.

– Triển khai thực hiện Hướng dẫn số 2684/HD-SGDĐT ngày 25/10/2018 của Sở GD&ĐT về việc tổ chức hoạt động thực thi Luật PCTHTL.

– Triển khai thực hiện xây dựng “Nơi làm việc không thuốc lá” như sau:

+ Thành lập Ban chỉ đạo.

+ Khảo sát thực trạng trước khi triển khai.

+ Xây dựng nội quy và kế hoạch thực hiện.

+ Phổ biến nội qui cho cán bộ nhân viên.

+ Triển khai các hoạt động hỗ trợ.

+ Giám sát và đánh giá.

– Tập huấn cho các cán bộ, giáo viên được phân công nhiệm vụ giám sát về kỹ năng truyền thông, tuyên truyền, giám sát, tư vấn và nhắc nhở người vi phạm, đánh giá và viết báo cáo…

– Tổ chức thi đua giữa các tổ chuyên môn về bỏ thuốc lá với các hình thức khen thưởng cá nhân bỏ thuốc, xử phạt với những trường hợp vi phạm.

  1. Công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

– Tổ chức “Lễ phát động” hưởng ứng xây dựng cơ quan, trường học không khói thuốc lá với các hoạt động như: gắn biển báo Cấm hút thuốc; loại bỏ các vật dụng liên quan đến thuốc lá như gạt tàn, bật lửa khỏi phòng làm việc; tuyên truyền về tác hại của thuốc lá…

– Tăng cường công tác truyền thông giáo dục PCTHTL cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh ngành giáo dục: đẩy mạnh các chương trình giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong các cơ quan, công sở và trường học, trong đó đặc biệt chú trọng thực hiện chương trình giáo dục và ngăn ngừa học sinh sử dụng các sản phẩm thuốc lá; tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên và công nhân viên ngành giáo dục phải là những người gương mẫu không hút thuốc lá.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá; tăng cường lồng ghép nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

– Tổ chức các cuộc thi viết bài, xây dựng tiểu phẩm nói về tác hại của thuốc lá và các phương pháp bỏ thuốc lá.

– Các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức, hội, đoàn thể tại địa phương tuyên truyền, vận động cha mẹ, người thân gương mẫu không hút thuốc lá.

– Tuyên truyền ích lợi kinh tế của nơi làm việc không khói thuốc:

+ Tăng năng suất lao động.

+ Giảm chi phí y tế.

+ Giảm chi phí bảo hiểm.

+ Giảm cháy nổ.

+ Giảm chi phí bảo trì phòng làm việc, phòng học…

+ Hình ảnh cơ quan được cải thiện.

– Tuyên truyền lợi ích của môi trường làm việc không khói thuốc:

+ Môi trường không khói thuốc sẽ giúp cho người không hút thuốc giảm nguy cơ tiếp xúc thụ động với khói thuốc, Điều này đồng nghĩa với việc giúp họ tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh và giảm số ngày nghỉ ốm do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá.

+ Môi trường làm việc không khói thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền của người không hút thuốc được hít thở bầu không khí trong lành không có khói thuốc lá.

+ Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ giúp những người nghiện thuốc lá có thêm quyết tâm để bỏ thuốc hoặc giảm mức độ hút thuốc lá.

+ Chi tiêu cho thuốc lá sẽ dành cho các chi tiêu có lợi hơn như: thực phẩm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa …

+ Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ hạn chế được các nguy cơ cháy nổ do việc hút thuốc, tàn thuốc, …

+ Giảm bớt được những chi phí cho vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

+ Môi trường làm việc không khói thuốc góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự cho cán bộ, công chức, viên chức,

+ Hình ảnh cơ quan được cải thiện: có một môi trường dễ chịu cho khách và những người tới thăm; thể hiện sự quan tâm tới sức khỏe, sự an toàn của nhân viên.

– Thường xuyên cập nhật và phổ biến nội dung các văn bản của nhà nước về PCTHTL cho cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên và học sinh.

  1. Thực hiện các quy định cấm hút thuốc lá

– Nghiêm cấm hút thuốc lá trong trường học, phải treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” ở các hành lang, lớp học, phòng họp và các phòng làm việc của người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, được treo hoặc đặt ở những vị trí dễ quan sát.

– Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người qua lại trong trường học.

– Thực hiện nghiêm túc quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và sử dụng thuốc lá gắn với mục đích sản xuất hoặc kinh doanh thuốc lá. Không nhận tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá để tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hội thảo khoa học và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá.

– Nghiêm cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại nơi làm việc, tại trường học. Xây dựng môi trường trường học, môi trường làm việc không khói thuốc lá. Nhà giáo, cán bộ, công nhân viên gương mẫu thực hiện không hút thuốc lá nơi công cộng.

– Người học, cán bộ, nhà giáo, công nhân viên ngành giáo dục không được tham gia các hoạt động buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh, tiêu thụ thuốc lá trái pháp luật.

– Không có các vật dụng liên quan đến việc hút thuốc như gạt tàn, bật lửa trong  phòng họp, phòng làm việc…

– Không có hiện tượng hút thuốc, đầu mẩu thuốc lá tại các khu vực cấm hút thuốc của đơn vị.

  1. Công tác thi đua, khen thưởng

– Đưa công tác PCTHTL vào nội quy, quy chế cơ quan là một trong các tiêu chí để đánh giá thi đua đối CBGVNV. Coi hành vi vi phạm các quy định về PCTHTL là hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và nơi công cộng.

– Thực hiện nghiêm việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi hút thuốc lá ở nơi công cộng và bán thuốc lá cho trẻ em được quy định tại Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Điều 16, Khoản 1).

– Biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và xử lý nghiêm cá nhân không thực hiện các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

  1. Công tác kiểm tra và báo cáo

– Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác PCTHTL trong đơn vị trường học (kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất). Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng hút thuốc lá trong trường học. Tổ chức rút kinh nghiệm đối với từng bộ phận sau từng đợt kiểm tra để có những chỉ đạo kịp thời.

– Thực hiện báo cáo nhanh, đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan về Phòng GD&ĐT và các cơ quan chức năng đối với những trường hợp xảy ra tại đơn vị để được chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Đẩy mạnh cuộc vận động không hút thuốc lá trong trường học, thực hiện “Trường học không khói thuốc”.

– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện PCTHTL cho cán bộ, nhà giáo, công nhân viên và học sinh trong trường.

– Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Phòng GD&ĐT vào dịp tổng kết năm học.

Trên đây là kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá của Trường Tiểu học Mỹ Phú đề nghị CBGVNV nghiêm túc thực hiện./.